Review Ngành Quản Trị Du Lịch Và Lữ Hành

Với sự phát triển kinh tế – xã hội hiện nay, nhu cầu du lịch ngày càng tăng dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ của các ngành dịch vụ, tạo cơ hội nghề nghiệp rộng mở trong ngành du lịch. Ngành Quản trị du lịch và lữ hành trở thành xu thế lựa chọn của khá nhiều bạn trẻ năng động muốn thỏa mãn đam mê “dịch chuyển” cũng như khám phá những vùng đất và văn hóa mới. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành là gì, ra trường làm gì.

Ngành Quản trị du lịch và lữ hành là gì?

Hiểu một cách đơn giản, ngành Quản trị du lịch và lữ hành là ngành học bao gồm quá trình quản lý và điều hành du lịch, chịu trách nhiệm phân công công việc cho các hướng dẫn viên du lịch, nhận thông tin để phối hợp với các bộ phận, cơ quan chức năng giải quyết phát sinh, thiết kế các chương trình du lịch,… Đây được xem là ngành “công nghiệp không khói” giàu tiềm năng nhất của thế kỷ trong xu hướng toàn cầu hóa.

Theo học ngành Quản trị du lịch và lữ hành, sinh viên sẽ nghiên cứu và học về địa lý du lịch, văn hóa, tâm lý và tập quán của du khách trong nước và quốc tế, các kỹ năng nghiệp vụ về hướng dẫn du lịch, thiết kế tour, quản lý và điều hành tour, thiết kế và quản trị sự kiện du lịch…

Bên cạnh những giờ học trên lớp, sinh viên còn được tham gia nhiều chuyến tham quan thực tế tại các điểm đến, các công ty lữ hành, các khách sạn lớn, điều này giúp sinh viên được trải nghiệm, được thấy và hiểu thêm về công việc của mình sau khi ra trường.

Học ngành Quản trị du lịch và lữ hành ra trường làm gì?

Với hành trang nghề nghiệp vững chắc cùng vốn kỹ năng, ngoại ngữ, sinh viên tốt nghiệp ngành Quản trị du lịch và lữ hành có rất nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn tại các công ty du lịch, khu du lịch, resort, công ty lữ hành… trong và ngoài nước từ vị trị hướng dẫn viên, đến vai trò trưởng nhóm, quản lý và điều hành các hoạt động du lịch, thiết kế tour, tổ chức hội nghị, sự kiện…

Cụ thể, sau khi tốt nghiệp sinh viên sẽ có thể lựa chọn các vị trí nghề nghiệp cụ thể như:

Hướng dẫn viên du lịch, thiết kế tour, tổ chức sự kiện, hội nghị;
• Chuyên viên kinh doanh, phát triển các dịch vụ du lịch, khách sạn;
• Giám đốc điều hành, Tổ trưởng bộ phận, quản lý bộ phận lập kế hoạch, điều phối nhân sự;
• Giảng dạy về Quản trị khách sạn, du lịch,…

Sinh viên tốt nghiệp có cơ hội làm việc tại các cơ quan và tổ chức sau:

• Các doanh nghiệp Lữ hành quốc tế và nội địa, các đại lý Lữ hành;…

• Các doanh nghiệp tổ chức sự kiện, các doanh nghiệp kinh doanh ngành vận tải du lịch, các khu vui chơi giải trí;…

• Các dự án du lịch cộng đồng, dự án phi chính phủ, các tổ chức phi chính phủ;…

• Các khách sạn, nhà hàng, các cơ sở lưu trú;

• Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch: Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch, các Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch,…

• Các tổ chức tư vấn trong nước và quốc tế về du lịch và khách sạn;

• Các trường đại học, các cơ sở đào tạo, các viện, trung tâm nghiên cứu về du lịch và khách sạn.

Những loại hình du lịch và xu hướng phát triển của ngành du lịch hiện nay

Ở Việt Nam hiện nay có rất nhiều loại hình du lịch tiêu biểu như: Du lịch sinh thái, Du lịch văn hóa, Du lịch xanh, Du lịch MICE, Teambuilding,… Đặc biệt, loại hình du lịch sinh thái, đây là loại hình du lịch dựa vào tự nhiên và văn hóa, có giáo dục môi trường, đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, có sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương.

Từ nay đến năm 2020, theo ước tính của Tổng cục Du lịch, mỗi năm toàn ngành du lịch cần thêm gần 40.000 lao động. Tuy nhiên, lượng sinh viên chuyên ngành này ra trường chỉ khoảng 15.000 người/năm, trong đó chỉ có hơn 12% có trình độ cao đẳng, đại học trở lên. Chính nhu cầu cao về nhân lực đã tạo ra cơ hội lựa chọn việc làm phong phú cho các cử nhân ngành Quản trị du lịch và lữ hành với mức lương khởi điểm hấp dẫn, khoảng 8-10 triệu đồng/tháng cùng với chế độ ưu đãi tốt.

Cũng theo nghị quyết của Bộ chính trị, trong những năm tới tiếp tục phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Đặc biệt, để hội nhập và phát triển trong xu thế phát triển khoa học công nghệ thế giới với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0), cần nhanh chóng phát triển du lịch thông minh theo hướng số hóa với hỗ trợ của công nghệ, để cung cấp những dịch vụ tốt và thuận tiện nhất cho khách du lịch.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động marketing; tạo môi trường du lịch an toàn, thân thiện; nhân rộng các mô hình du lịch hoạt động hiệu quả; quảng bá du lịch Việt Nam thông qua các kênh truyền thông lớn…

Để có thể đáp ứng được những xu hướng mới này, nguồn nhân lực được đào tạo bài bản là nhân tố quan trọng nhất. Đây chính là nguồn tài nguyên cần được khai thác, “mài giũa” và cũng là cơ hội phát triển tương lai cho những ai có đam mê theo đuổi ngành học Quản trị du lịch và lữ hành.

Tư vấn các trường đào tạo ngành này phân theo từng mức điểm:

– Miền Nam:

+ Các trường tầm trung (15 – 21 điểm): ĐH Ngoại ngữ – Tin học, ĐH Kinh tế Tài chính
+ Các trường điểm top ( trên 21 điểm): ĐH Khoa học XH&NV – ĐHQG TPHCM.

– Miền Bắc:

+ Các trường tầm trung (15 – 21 điểm): ĐH Thăng Long, ĐH Tài nguyên và môi trường HN.
+ Các trường điểm top ( trên 21 điểm): ĐH Khoa học XH&NV, ĐH Kinh tế quốc dân
—————-
Các bạn học sinh có thắc mắc về ngành này cứ comment ad và các anh chị sinh viên đi trước sẽ giải đáp nha 

# TopSV

Xem thêm : Ngành Quản trị khách sạn

Nguồn : topsinhvien.

Tin liên quan

8 Điều Cần Biết Khi Học Ngành Du Lịch

khoinhks

Du học Hàn Quốc ngành du lịch có thực sự tốt?

khoinhks

Nên chọn học Quản trị lữ hành hay Quản trị nhà hàng khách sạn tốt nhất?

khoinhks

Leave a Comment